Khoa Thuế - Hải quan được thành lập theo quyết định số 1626/QĐ-ĐHTCM ngày 13/10/2010 của Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing. Đây là một trong số ít khoa chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuế, Hải quan, Tài chính công ở Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam hiện nay. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Khoa đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu khoa học và hợp tác với các cơ quan Nhà nước như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan như là thế mạnh của Khoa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng các lĩnh vực tư vấn, dịch vụ,…
Hiện tại Khoa hoạt động với các chuyên ngành thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Thuế
- Hải quan - Xuất nhập khẩu
- Tài chính công
CHUYÊN NGÀNH THUẾ
Kiến thức
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Thuế có kiến thức về tài chính, thị trường chứng khoán, nguyên lý thực hành bảo hiểm, tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, giúp sinh viên nắm rõ các kiến chuyên sâu về Thuế như: quản lý, phân tích chính sách, báo cáo thuế, quản lý nhà nước về tài chính, phân tích tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính...
Kỹ năng
Sinh viên được trang bị các kỹ năng tổng hợp, đánh giá thông tin, dữ liệu và kỹ năng ứng dụng các ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Thuế, các nghiệp vụ quản lý thuế từ cụ thể đến trừu tượng, phát sinh ở những góc độ, quy mô tại các vùng, miền khác nhau.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên chuyên ngành thuế có khả năng làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau trong các đơn vị, doanh nghiệp công hay tư nhân. Cụ thể: các chuyên viên tại các Cục thuế cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và các chi cục thuế cấp quận, huyện. Các doanh nghiệp tư nhân như: phân tích, hoạch định, tư vấn, kê khai và quyết toán thuế tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: các công ty sản xuất kinh doanh, các công ty tư vấn và phân tích về thuế, các công ty kiểm toán độc lập, các công ty đại lý thuế, hay tự mình làm đại lý thuế,…
CHUYÊN NGÀNH HẢI QUAN – XUẤT NHẬP KHẨU
Kiến thức
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Hải quan – Xuất nhập khẩu có tư duy chiến lược và có thể tự ra các quyết định đúng đắn trong lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu. Với các nghiệp vụ chuyên môn về Xuất xứ hàng hóa, luật hải quan, nghiệp vụ giao nhận và vận tải hàng hóa, quản trị chuỗi cung ứng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quan hệ kinh tế quốc tế, kiểm soát hải quan, đầu tư quốc tế...
Kỹ năng
Sinh viên được trang bị các kỹ năng, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hải quan – xuất nhập khẩu; đặc biệt là kỹ năng tổng hợp, đánh giá thông tin, dữ liệu và kỹ năng ứng dụng các ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong thông quan và sau thông quan.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên chuyên ngành hải quan - xuất nhập khẩu có khả năng làm việc chuyên môn tại các đơn vị thuộc Tổng Cục Hải quan, Các đơn vị thuộc các Cục Hải quan địa phương, Các đơn vị thuộc Chi Cục Hải quan cửa khẩu, cảng biển,v.v…hay tại các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân như: Phòng xuất nhập khẩu của các công ty xản xuất kinh doanh, các công ty khai thuê hải quan, các công ty Forwarder, các công ty Logistics, hãng tàu và các đại lý của hãng tàu,...
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH CÔNG
Kiến thức
Trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính công trong việc quản lý ngân sách, hoạch định ngân sách nhà nước, thẩm định đầu tư, ngân hàng thương mại, tài chính quốc tế, tài chính khởi nghiệp, quản lý tài chính các đơn vị công…
Kỹ năng
Sinh viên được trang bị các kỹ năng trong việc phân tích lợi ích chi phí, các phương pháp phân tích định lượng tài chính, phân tích báo cáo tài chính trong các đơn vị công và các nghiệp vụ kỹ năng về kế toán, tài chính, bảo hiểm, thị trường chứng khoán, thẩm định nhằm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý tài chính công.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên chuyên ngành tài chính công có khả năng làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau trong khu vực công. Cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, bao gồm:
- Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành Tài chính: Sở tài chính cấp tỉnh, thành phố và phòng kế hoạch tài chính cấp quận, huyện. Cục thuế và chi cục thuế quận, huyện. Cục hải quan và chi cục hải quan cửa khẩu, cảng biển,… Hệ thống kho bạc nhà nước tại các tỉnh, thành phố và các quận, huyện.
- Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực khác từ trung ương đến địa phương: Sở kế hoạch đầu tư, sở y tế, sở giáo dục đào tạo, sở tài nguyên môi trường,….
- Các đơn vị sự nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước như: trường học, bệnh viện, các cơ quan quản lý dự án công, các dự án theo mô hình hợp tác công – tư (PPP),…
- Có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng trong lĩnh vực tài chính công hoặc có thể học lên các bậc học cao hơn như cao học, tiến sĩ.
-
Với lợi thế hiện có của khoa và 3 bộ môn sẽ tạo môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất cho các bạn sinh viên, thông qua:
-
- Những bài giảng lý thuyết có giá trị với các minh họa từ thực tiễn Việt Nam!
- Những tình huống thực tế đang xảy ra tại Việt nam và các nước để phân tích và thảo luận!
- Những hoạt động xã hội và cộng đồng đa dạng nhằm giúp các bạn sinh viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống!
- Và còn nhiều hoạt động thú vị khác giúp các bạn rèn luyện và nâng cao kỹ năng mềm, giúp các bạn sinh viên học tập tốt trong 4 năm đại học, và xa hơn nữa đó chính là nền tảng giúp các bạn thành công trong tương lai!
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ KHOA THUẾ - HẢI QUAN
-
- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, định hướng phát triển các chuyên ngành đào tạo của Khoa, của Trường.
- Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đào tạo sau đại học thuộc chuyên ngành đào tạo của Khoa.
- Nghiên cứu nhu cầu đào tạo trong xã hội để xây dựng kế hoạch phát triển ngành học, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khao học và công nghệ của Khoa, tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các hội thảo khoa học chuyên ngành. Hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ khoa học của Trường.
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan, biên soạn đề cương bài giảng, giáo trình và các tài liệu khác theo định hướng phát triển của Nhà trường, từng bước hoàn thiện mục tiêu, chương trình, giáo trình, bài giảng.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh gái kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên đảm bảo chuẩn đầu ra của người học theo cám kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.
- Quản lý giảng viên, viên chức thuộc Khoa theo sự phân công của Hiệu trưởng, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.
- Quản lý sinh viên các hệ đào tạo của Khoa, phối hợp tổ chức thực hiện công tác cố vấn học tập, phối hợp với các phòng chức năng đề xuất việc thực hiện chế độ chính sách đối với sinh viên, đề xuất khen thưởng, kỷ luật sinh viên thuộc Khoa.
- Quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ môn trực thuộc, phân định các giới hạn phạm vi chuyên môn, nội dung giảng dạy của các bộ môn trực thuộc.
- Tham gia các hoạt động tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh theo quy định của Bộ giáo dục và của Trường.
- Thực hiện báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đào tạo
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị theo quy định của Trường.
Thông tin liên hệ:
Trưởng Khoa: TS. GVC. Nguyễn Thanh Nhã
Phó Trưởng Khoa: ThS. Nguyễn Thị Huyền
Thư ký Khoa: Nguyễn Thị Hồng Như
Email: khoathuehaiquan@ufm.edu.vn
SĐT: 028 3872 6789 Số nội bộ: 360
Địa chỉ: Phòng D.105, 778, Nguyễn kiệm, P. 4, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh